NHÀ TRƯNG BÀY HẢI ĐỘI HOÀNG SA KIÊM QUẢN BẮC HẢI

Toàn cảnh nhà trưng bày hải đội Hoàng Sa Kiêm Quân Bắc Hải

Đảo Lý Sơn chính là quê hương của Hải đội Hoàng Sa. Nơi đây vẫn còn lưu giữ những ký ức của một Hoàng Sa nguyên vẹn. Ngày nay, khi đến du lịch Lý Sơn thì nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải là nơi lưu giữ những hình ảnh sống động về một Hoàng Sa xưa.

Nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải chính là nơi nhắc nhở mỗi con dân đất Việt về chủ quyền của đất nước. Nơi bao nhiêu binh phu Hoàng Sa đã nằm lại để giữ gìn chủ quyền của đất nước.

Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải.

Hải đội Hoàng Sa là đội tàu được chúa Nguyễn ở Đàng Trong thành lập vào thế kỷ thứ 17. Hải đội được lập ra với mục đích ban đầu là đi thuyền từ Quảng Ngãi ra các đảo thuộc Quần Đảo Hoàng Sa để khải thác hải sản thu nhặt các hàng hóa do các con tàu đắm trôi dạt vào.

Cùng với việc thành lập đội Hoàng Sa thì Chúa Nguyễn còn thành lập đội Bắc Hải có chức năng tương tự và đội này nằm dưới sự quản lý của đội Hoàng Sa kiêm quản. Vì thế, mới có tên Hải Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải.

Công việc của hải đội Hoàng Sa.

Theo Lê Quý Đôn.

Ngày trước, họ Nguyễn có thiết lập đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy người ở xã An Vĩnh bổ sung vào. Mỗi năm luân phiên nhau đi, tháng giêng nhận giấy làm sai dịch, được cấp phát mỗi người sáu tháng lương, chèo năm chiếc thuyền câu nhỏ ra ngoài biển, phải mất ba ngày ba đêm mới đến đảo. Ở đó họ tha hồ bắt chim, bắt cá mà ăn. Họ thu được những đồ vật của tàu (bị đắm) như gươm và ngựa bằng đồng, hoa bạc, tiền bạc, vòng bạc, đồ đồng, thiếc khối, chì, súng, ngà voi, sáp ong vàng, chiêng, đồ sứ,…Họ còn lượm thật nhiều vỏ đồi mồi, hải sâm và hạt ốc vân. Đến tháng 8 thì họ trở về, và cửa Yêu rồi tới thành Phú Xuân để nạp các thứ lượm được. Sau khi cân, phân loại và định giá mới cho họ bán riêng vài thứ như ốc vân, hải ba và hải sâm. Xong, họ được lãnh bằng để về nhà, những thứ lượm được khi nhiều, khi ít không nhất định, có lần họ cũng phải về không”.

Lễ khao lề thế lính.

Lễ hội được người dân Lý Sơn tổ chức vào các ngày 18,19,20 tháng 3 âm lịch. Lễ hội được tổ chức tại Âm Linh Tự một địa điểm xếp hạng di tích quốc gia. Lễ hội nhằm ghi nhớ công ơn của các binh phu năm xưa tìm kiếm sản vật và cắm mốc hải phận. những chiến sĩ ra biển khơi nơi Hoàng Sa không quay trở về.

Toàn cảnh nhà trưng bày hải đội Hoàng Sa Kiêm Quân Bắc Hải
Toàn cảnh nhà trưng bày hải đội Hoàng Sa Kiêm Quân Bắc Hải
Mô hình thuyền dùng để đi Hoàng Sa được nghệ nhân Võ Hiến Đạt ở Xã An Vĩnh, Lý Sơn chế tác lại.
Mô hình thuyền dùng để đi Hoàng Sa được nghệ nhân Võ Hiến Đạt ở Xã An Vĩnh, Lý Sơn chế tác lại.
Đội Hoàng Sa Kiêm Quân Bắc Hải
Tượng đài Hải đội Hoàng Sa gồm một nhóm 3 người. Người đứng giữa là đề công mặc áo quan triều đình trên tay cầm tấm bia chủ quyền để 4 chữ “Vạn lý Hoàng Sa”. Hai bên đề công là dân binh mang giáo và lưới. Tượng đài được làm bởi nhà điêu khắc Hà Trí Dũng.
Các vật dụng được chế tác lại của hải đội Hoàng Sa
Đầu tiên và các linh vị của thuỷ binh đội Hoàng Sa. Tiếp theo là các vật dụng mà một binh phu Hoàng Sa mang theo gồm có: Đôi chiếu, nẹp tre binh phu Hoàng Sa. Hai vật dụng này sẽ dùng để đồng đội bó và nẹp xác thủy táng nếu có thủy binh hi sinh. Ngoài ra, có 7 chiếc nẹp tre tượng trưng cho 7 vía của người đàn ông. Những chiếc thẻ tre sẽ ghi tên họ, quê quán, đơn vị binh phu. Tuy nhiên, trên thực tế những binh phu hi sinh đều không thể trở về quê hương và số phận của những chiếc thẻ tre cũng như vậy, đa phần tách khỏi thân chủ vì sóng gió biển khơi.
Bản quốc hải cương Hoàng Sa xứ tối thị hiểm yếu
Phía sau tượng đài, trên những hình khối tượng trưng cho cánh buồm có dòng chữ “Bản quốc hải cương Hoàng Sa xứ tối thị hiểm yếu”. Nghĩa là: Phía sau tượng đài trên những cánh buồm có dòng chữ “Bản quốc hải cương Hoàng Sa xứ tối thị hiểm yếu”. Nghĩa từ này là ““Cương giới mặt biển nước ta có xứ Hoàng Sa rất là hiểm yếu”; được chép trong sách Đại Nam thực lục (Quốc sử quán triều Nguyễn) – Bính Thân năm Minh Mạng thứ 17 (1836).
Ảnh Long Thuyền
Ảnh Long Thuyền

Nếu có dịp một lần đến du lịch ở Đảo Lý Sơn. Du khách hãy đến nhà trưng bày hải đội Hoàng Sa kiêm quân Bắc Hải. Nơi lưu trữ những ký ức về Hải đội Hoàng Sa mãi đọng trong tâm thức của mỗi người dân Lý Sơn. Đây cũng là nơi niềm tự hào, những khát vọng khẳng định chủ quyền của Việt Nam chúng tôi đối với Quần Đảo Hoàng Sa.

Một số địa điểm khác mà du khách nên đến khi du lịch Lý Sơn.

Cổng Tò Vò Lý Sơn.

Hang Cau Lý Sơn.

Núi Thới Lới.

Chùa Hang Lý Sơn.

Chùa Đục.

Hòn Mù Cu.

Đảo Bé.

Nếu bạn cần tư vấn về du lịch Lý Sơn, tour du lịch Lý Sơn 2 ngày 1 đêm, đặt xe đến Cảng Sa Kỳ, thuê ca nô ra Đảo Bé, đặt khách sạn, mua vé tàu đi Lý Sơn liên hệ 0906.49.68.60 để được chúng tôi tư vấn chi tiết nhất.

Leave a Reply